Kiến Thức Cơ Bản Về Vải Sợi

Kiến Thức Cơ Bản Về Vải Sợi

Kiến Thức Cơ Bản Về Vải Sợi

Kiến Thức Cơ Bản Về Vải Sợi

Kiến Thức Cơ Bản Về Vải Sợi
Kiến Thức Cơ Bản Về Vải Sợi
Công Ty TNHH Sản Xuất Kinh Doanh XNK Đoàn Kết : Anh chị đang cần tìm mua: vải sợi, vải dệt kim, vải dệt thoi...
 0914906439
 7 Đường 5A, KDC Vĩnh Lộc, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP. HCM, Việt Nam
Kiến Thức Cơ Bản Về Vải Sợi
Ngày đăng: 20/02/2020

    Hiện nay, các sản phẩm trên thị trường may mặc thì có nguồn gốc từ nhiều loại vải sợi khác nhau. Bài viết sẽ đi trình bày để giúp các bạn đọc nắm bắt và hiểu rõ hơn về các loại vải sợi để lựa chọn được sản phẩm thích hợp nhất.

    Cùng với sự phát triển của ngành dệt may thì có nhiều loại vải sợi được sản xuất và lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, chung quy lại thì chúng đều nằm trong 3 nhóm chính được phân theo nguồn gốc của sợi vải, cụ thể là: vải sợi thiên nhiên, vải sợi tổng hợp và vải sợi pha.

    Mỗi loại vải thì sẽ có những tính năng và đặc điểm nhất định, thường được sử dụng với những mục đích khác nhau. Chẳng hạn như vải sợi tự nhiên thì có độ thoáng mát cao, trong khi vải sợi tổng hợp và vải sợi pha lại có độ bền và độ co giãn cao.

    1. Vải sợi thiên nhiên:

    Vải sợi thiên nhiên là loại vải được dệt từ các sợi có sẵn trong thiên nhiên mà chủ yếu là từ các loại cây do con người trồng và chăm sóc khai thác lấy sợi để dệt vải. Một số loại cây trồng chính để thu lấy sợi dệt vải đó là cây bông vải, cây lanh, cây gai, cây đay. Sau khi được thu hoạch thì có thể dùng phương pháp thủ công hoặc công nghiệp để tạo ra vải sợi.

    Ngoài ra, trên thị trường còn có một số loại vải sợi có nguồn gốc từ động vật như: Vải lụa tơ tằm thu được từ việc nuôi tằm lấy tơ hay như sợi len thu được từ lông các loài thú như cừu, dê, lạc đà, thỏ mà chủ yếu là từ cừu. Vải sợi thiên nhiên được dùng phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta là vải dệt từ sợi bông, vải len, dạ và lụa tơ tằm. Hiện nay các loại vải lụa tự nhiên có nguồn gốc từ tơ tằm là một loại vải quý được thế giới rất ưu chuộng và có giá bán cũng rất cao.

    Các loại vải sợi tự nhiên thì có ưu điểm là mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái khi mặc, không gây kích ứng da nhưng bên cạnh đó thì lại có nhược điểm là độ bền không cao, dễ nhàu.

    2. Vải sợi tổng hợp:

    Sợi tổng hợp là sản phẩm của cả quá trình xử lý, chế biến từ nguyên liệu ban đầu là than đá, dầu mỏ và khí đốt.

    Vải sợi tổng hợp được chia làm 5 nhóm chính:

    + Đầu tiên, phổ biến nhất là sợi PA, đây là loại sợi thường được dùng để dệt lụa nilon, vải dệt kim, dệt bít tất, chỉ may.

    + Thứ hai là sợi PE, loại này thì lại thường được dùng để pha với cotton hoặc sợi viscose để dệt hàng vải pha.

    + Thứ ba là sợi PAC dùng làm nguyên liệu dệt len nhân tạo hoặc pha với các loại sợi khác để dệt hàng vải pha.

    + Tiếp là sợi PVA dùng dệt vải may quần áo lao động, xe dây thừng, dây chão, lưới đánh cá.

    + Cuối cùng là sợi PU dùng dệt vải lycra, pha với các loại sợi khác để dệt vải may những đồ ôm sát cơ th như áo vận động viên, áo tắm, quần áo lót.

    Các loại vải sợi tổng hợp thường có ưu điểm chung là có độ bền cao, ít bám bẩn, giữ được form áo tốt và giá thành cũng không cao như các loại vải sợi tự nhiên. Tuy nhiên yếu điểm lại là khả năng thấm hút mồ hôi kém nên dễ gây cảm giác bí bách khi mặc, thậm chí có thể gây kích ứng đối với những làn da nhạy cảm, đặc biệt là da trẻ em.

    3. Vải sợi pha:

    Hai mục trên đã trình bày chi tiết về nguồn gốc của vải sợi tự nhiên và vải sợi tổng hợp, cũng như những ưu nhược điểm của chúng. Dù là vải sợi tự nhiên hay vải sợi tổng hợp đều còn tồn tại những hạn chế nhất định. Chính vì lý do đó mà người ta đã nghiên cứu và cho ra loại thứ 3 là vải sợi pha, nhằm phát huy tối đa ưu điểm chung của vải sợi thiên nhiên và vải sợi tổng hợp, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất nhược điểm của 2 loại vải sợi đó.

    Khi đó, người ta sẽ áp dụng các công nghệ để pha trộn các sợi thành phần theo một tỷ lệ nhất định để tạo ra vải sợi pha.

    Chính vì đặc điểm trên nên quần áo làm từ vải sợi pha là các sản phẩm được sử dụng phổ biến hơn.

    Như vậy, bài viết đã trình bày chi tiết về các loại vải sợi cũng như đặc điểm của từng loại. Hi vọng đã cung cấp thêm kiến thức hữu ích, giúp bạn đọc lựa chọn được sản phẩm làm từ vải sợi thích hợp.